Trung can nghĩa đảm, công chính liêm minh

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Bao Công

Bao Công tên thật là Bao Chửng[1] (chữ Hán: 包拯; 9991062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” [2] dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).[3]
 

Cuộc đời


Bao Công, người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang.
Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.
Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri phủ Đoan Châu[4] (nay thuộc TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).
Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Năm 1052(?), vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong.[5] Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Theo sử sách, ông được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng nào về sự phò tá của Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Xu mật Phó sử, tương đương với chức Phó tể tướng.

Mộ Bao Công với án thờ ở phía trên.
Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi, điều đáng nói ở đây, là thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông mất một phần do thuốc của hoàng đế ban cho, do lúc sinh thời Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét (từ lúc uống thuốc đến khi phát bệnh mất chỉ là 9 ngày). Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông...

Bài thơ duy nhất còn lại


Lối vào nơi chôn cất.
GS. Nguyễn Khắc Phi viết: Là một người có học vị cao và sống ở một thời đại văn thơ nở rộ, chắc Bao Công cũng sáng tác không ít, song đáng tiếc là cho đến nay chỉ còn lại một bài ông làm lúc mới bước vào đường hoạn lộ, đó là:
Thư Đoan Châu quận trai bích
(Đề lên tường thư trai ở quận Đoan Châu)
Phiên âm:
Thanh tâm vi trị bản
Trực đạo thị thân mưu
Tú cán chung thành đống
Tinh cương bất tác câu
Thương sung thử tước hí
Thảo tận thố hồ sầu
Sử sách hữu di huấn
Vô di lai giả tu.
Dịch nghĩa:
Lòng trong sạch là cái gốc của việc trị nước,
Đao ngay thẳng là điều mưu cầu của việc tu thân.
Thân cây đẹp tốt rốt cuộc sẽ thành rường cột,
Gang thuần chất không thể uốn thành móc cong.
Kho đầy hẳn bọn chuột và chim sẻ vui mừng.
Cỏ hết thì bọn thỏ và chồn rầu rĩ.
Sử sách có lời di huấn:
Chớ để lại điều xấu hổ cho con cháu mai sau!
Tạm dịch thơ:
Thanh liêm: gốc “trị quốc”
Cương trực: “tu thân” cầu.
Cây thẳng ắt làm cột,
Thép ròng chẳng uốn câu.
Kho đầy: chuột, sẻ khoái.
Cỏ hết: thỏ, chồn sầu.
Sử sách nêu di huấn:
Chớ để nhục về sau![2]

Phim về Bao Công

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu QuầnHà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung QuốcViệt Nam. Tuy nhiên, Bao Công thật không hề có khuôn mặt đen và cũng không có vết sẹo hình mặt trăng như trong phim, thậm chí ông lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Điều này là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội, Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông. . Và, theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm ty. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.[6]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét